Mì ăn liền không phải thủ phạm gây nóng trong người
Là một loại thực phẩm thông dụng,ầmtưởngvềthựcphẩmgâynóngtrongngườxnxx com tiện lợi dễ dùng, dễ bảo quản nên mì ăn liền được nhiều người lựa chọn sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Một gói mì ăn liền hoàn chỉnh thường bao gồm: vắt mì (với thành phần chính là bột lúa mì, màu vàng chiết xuất từ củ nghệ) và các gói gia vị đi kèm (được chế biến từ muối, đường, bột ngọt, tiêu, ớt, tỏi, hành lá, bắp ngô, bột tôm, dầu tinh luyện và trích ly tinh chất…). Một số loại mì cao cấp còn có thêm gói thịt hầm hoặc các nguyên liệu sấy như rau củ, tôm, thịt gà, thịt heo…
Xét về giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 40-50g chất bột đường; 10-13g chất béo và thường không ít hơn 6,8g chất đạm. Một gói mì như vậy cung cấp cho cơ thể 300-350 Kcal - tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày của người trưởng thành.
Xét trên góc độ khoa học, nói tinh bột hay bột lúa mì là nguyên nhân gây nóng là chưa chính xác và thiếu căn cứ. Theo các chuyên gia - trong y học hiện đại, không có thực phẩm nào là nóng hay lạnh, do đó, khó có thể nói thực phẩm là nguyên nhân gây nóng trong.
Theo y học cổ truyền, tình trạng nóng trong xảy ra do chức năng của phủ tạng yếu, không chuyển hóa được hoàn toàn các chất độc và gây ứ đọng, gan và thận suy yếu nên các chức năng giải độc hoạt động không hiệu quả. Điều này chính là nguyên nhân gây ra những biểu hiện của nóng trong như mụn nhọt, mẩn ngứa… Do vậy, khi gặp phải những triệu chứng như vậy, nhiều người thường cho rằng mình bị nóng trong và suy nghĩ nguyên nhân đến từ các loại thực phẩm mình vừa ăn, tương tự như đối với trường hợp của mì ăn liền.
Ngoài ra, một phần theo cơ chế chuyển hóa các chất trong cơ thể, khi sử dụng các loại thực phẩm nhiều năng lượng - chất đạm, chất béo, chất bột đường thì cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các thức ăn này. Trung bình, một người sử dụng khoảng 10% năng lượng tiêu thụ hằng ngày để tiêu hóa và hấp thu thức ăn nhưng tỷ lệ này thay đổi phụ thuộc vào loại thực phẩm sử dụng. Chất đạm (protein) mất khoảng 20-30% tổng lượng calo trong chất đạm để tiêu hóa chính nó; tiếp đến là chất bột đường (carbohydrate) cần 5-10% và cuối cùng là chất béo (lipid) với 0-3%. Năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể gây nóng; ngoài ra việc uống quá ít nước sẽ không đủ làm mát cơ thể.
Vì thế, không chỉ riêng mì ăn liền mà bất kỳ một loại thực phẩm riêng lẻ nào nếu sử dụng thường xuyên mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước gây cảm giác nóng trong người và nổi mụn. Theo đó, mỗi người phải có cách điều chỉnh để các chất dinh dưỡng (tinh bột, chất béo, chất đạm; vitamin, chất khoáng) được cung cấp vào cơ thể vừa đủ và phù hợp với nhu cầu của từng người, giúp đảm bảo cho các hoạt động và chuyển hóa hằng ngày…
Kết hợp mì với thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng
Theo các chuyên gia, một bữa ăn hợp lý cần kết hợp đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất: Đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Mì ăn liền cũng là thực phẩm cơ bản tương tự như cơm, bún, bánh phở… nên mọi người có thể dễ dàng kết hợp cùng các loại thực phẩm khác (thịt, trứng, hải sản, rau xanh…) để tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh, để có bữa ăn ngon, đủ chất với mì ăn liền.
Để cân bằng dinh dưỡng và có được bữa ăn ngon, tốt cho sức khỏe với mì ăn liền, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên kết hợp theo công thức như sau:
Khi ăn mì ăn liền nên bổ sung các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau muống, cà rốt, cà chua… Ngoài các loại vitamin và khoáng chất, chất xơ trong rau củ còn giúp tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải phòng ngừa táo bón, không gây nóng trong người, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ, đào thải cholesterol dư thừa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường túyp 2. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế thì mỗi người cần ăn đủ 400 g rau quả hằng ngày.
Thưởng thức mì ăn liền kèm thực phẩm giàu đạm. Bổ sung thịt bò, thịt lợn, hải sản, trứng hoặc các loại nấm, đậu, rong biển… giúp bữa ăn với mì ăn liền cân đối hơn giữa các chất sinh năng lượng, đặc biệt là cân đối giữa đạm động vật và thực vật.
Trong trường hợp trong bếp không dự trữ đủ các loại thực phẩm để có bữa ăn đa dạng từ mì gói, có thể sử dụng mì ăn liền đơn thuần, nhưng các bữa ăn sau thì nên đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.